Hàng năm, cứ đến độ đầu tháng 5 âm
lịch là các bà, các mẹ lại rục rịch chuẩn bị gạo nếp làm rượu để đến đúng Tết
Đoan ngọ (mùng 5 tháng 5 âm lịch) thì mang ra chiêu đã cả nhà.
Rượu nếp
ngon, đầu
tiên phải
từ
cái nhìn: hạt
gạo
to, mẩy,
có độ
bóng và ươm vàng màu mật. Kế tiếp
là đến
hương: hương rượu nhẹ, thoang thoảng mùi nếp mới,
hít hà một
lúc thì thấy
cảm
giác ngọt
nơi cổ họng. Và sau cùng mới là cái vị: từng
hạt
từng
hạt
dẻo
thơm quyện trong cái ngọt của nếp,
cái nồng
của
rượu,
không sượng,
không cứng
là đạt
tiêu chuẩn.
Bình thường, người ta hay hòa nước
đường, thêm vài viên đá để ăn kèm với rượu nếp cho mát. Và hôm nay, chúng ta
thử cùng biến tấu một chút cho rượu nếp thêm ngon nhé!
HOA NHÀI
Hoa nhài có hương thơm dịu và ngọt,
rất thích hợp cho các loại chè cổ truyền của Việt Nam. Khi đi với rượu nếp,
hương nhài như nâng tầm cho cái chất "mộc mạc" vốn có của món ăn.
Các
bạn đun sôi nước đường rồi tắt bếp và thả hoa nhài vào. Khi nước nguội là có thể đem ra dùng.
Thêm
chút nước đường cho rượu nếp thêm ngon...
LÁ NẾP
Rượu nếp vốn mang sẵn hương nếp
nhưng nó chỉ thoang thoảng, rất nhẹ và đôi khi, nếu chọn gạo không tốt thì
hương này hoàn toàn biến mất nên với một số người có khẩu vị "đậm"
thì chừng đó có vẻ như chưa đủ.
Trái ngược
với nước hoa nhài, với nước lá nếp, chúng ta cần đun lá với nước trước đến khi sôi để lá ra hương. Sau đó mới
hòa đường vào và để nguội.
Sẽ
càng ngon hơn nếu
có thêm vài viên đá đấy!
Mùng 5 tháng 5 âm lịch
là ngày Tết Đoan
ngọ hay dân gian
còn là Ngày giết
sâu bọ.
Đây là dịp người ta thường ở nhà, ăn tết với gia đình ngay từ sáng sớm rồi ra đồng bắt sâu bọ, tiêu diệt bớt các loài gây hại cho cây trồng. Đồ ăn chuẩn bị cho ngày này thường là: bánh tro, hoa quả chua và rượu nếp để giết sâu bọ, bệnh tật trong người.
Categories: am-thuc