Chỉ là chiếc bánh mì kẹp quen thuộc nhưng qua
mỗi nước, nó lại khoác thêm một chiếc "áo" mới đầy thú vị.
Không có một công thức
cố định nào, mỗi chiếc bánh mì kẹp của các quốc gia khác nhau lại mang trong
mình cả một câu chuyện dài về bản sắc ẩm thực. Hãy cùng nghía qua vài loại
sandwich "hay ho" của khắp các nước Á-Âu nha!
Barros Luco (Chile)
Chiếc bánh Barros Luco trông khá giống Hambuger với phần bánh mì tròn (bun) cùng phô mai và thịt bò. Nếu có khác thì là Barros Luco sử dụng bò miếng thay vì bò xay nặn thành viên như hambuger, và phô mai được nướng chảy hòa cùng phần thịt tươi ngon. Món ăn này được đặt theo tên của chủ tịch cộng hòa Chile - Ramón Barros Luco.
Barros Luco (Chile)
Chiếc bánh Barros Luco trông khá giống Hambuger với phần bánh mì tròn (bun) cùng phô mai và thịt bò. Nếu có khác thì là Barros Luco sử dụng bò miếng thay vì bò xay nặn thành viên như hambuger, và phô mai được nướng chảy hòa cùng phần thịt tươi ngon. Món ăn này được đặt theo tên của chủ tịch cộng hòa Chile - Ramón Barros Luco.
Ngoài ra, ở Chile còn
xuất hiện bánh Barros Jarpa, giống như Barros Luco nhưng thay thịt bò bằng thịt
nguội (ham). Và chiếc bánh này đã được đặt theo tên của chính cháu trai ngài
chủ tịch Luco.
Chivito (Uruguay)
Chivito có nghĩa là "chú dê con", nhưng bạn đừng nhầm, chiếc bánh sandwich này không hề liên quan đến thịt dê đâu. Câu chuyện bắt đầu khi một du khách từ Argentina đã yêu cầu nhà hàng ở Uruguay mang ra cho mình món "bánh kẹp thịt dê" như loại bánh cô thường ăn ở quê hương.
Chivito có nghĩa là "chú dê con", nhưng bạn đừng nhầm, chiếc bánh sandwich này không hề liên quan đến thịt dê đâu. Câu chuyện bắt đầu khi một du khách từ Argentina đã yêu cầu nhà hàng ở Uruguay mang ra cho mình món "bánh kẹp thịt dê" như loại bánh cô thường ăn ở quê hương.
Dĩ nhiên, đây vốn
không phải loại thịt phổ biến trong văn hóa ẩm thực Uraguay, và vị khách nọ đã
nhận được phần bánh kẹp được sáng tạo tại chỗ với bò nướng xém Churrasco, phô
mai mozzarella, cà chua, ô liu và sốt mayonnaise - đậm chất Uraguay như một lời
quảng bá bản sắc ẩm thực quê hương của nhà hàng. Từ đó, loại bánh này trở nên
nổi tiếng cùng cái tên "không liên quan" là Chivito.
Fischbrötchen (Đức)
Có bao giờ bạn nghĩ đến công thức sandwich với cá biển chưa? Tới vùng biển phía Bắc nước Đức mà điển hình là biển Baltic, bạn có thể tìm thấy sự kết hợp lạ lùng này trong món bánh Fischbrötchen. Bao gồm cá biển tươi được chế biến đơn giản để giữ nguyên hương vị của đại dương, cùng hành tây, xà lách hoặc rau củ muối chua để khử mùi tanh.
Có bao giờ bạn nghĩ đến công thức sandwich với cá biển chưa? Tới vùng biển phía Bắc nước Đức mà điển hình là biển Baltic, bạn có thể tìm thấy sự kết hợp lạ lùng này trong món bánh Fischbrötchen. Bao gồm cá biển tươi được chế biến đơn giản để giữ nguyên hương vị của đại dương, cùng hành tây, xà lách hoặc rau củ muối chua để khử mùi tanh.
Fluffernutter (Mỹ)
Với thành phần chính là bơ đậu phộng và marshmallow - hai nguyên liệu đặc trưng của ẩm thực Mỹ - hiếm có chiếc bánh kẹp nào lại đậm chất Mĩ như Fluffernutter. Cái tên ngộ nghĩnh vui tai này chính là kết quả của trò ghép chữ giữa "marshmallow fluff", "marshmallow" và "nut butter" (bơ từ các loại hạt, cụ thể là hạt đậu phộng).
Với thành phần chính là bơ đậu phộng và marshmallow - hai nguyên liệu đặc trưng của ẩm thực Mỹ - hiếm có chiếc bánh kẹp nào lại đậm chất Mĩ như Fluffernutter. Cái tên ngộ nghĩnh vui tai này chính là kết quả của trò ghép chữ giữa "marshmallow fluff", "marshmallow" và "nut butter" (bơ từ các loại hạt, cụ thể là hạt đậu phộng).
Người ta quết bơ đậu
phông lên một lát sandwich trắng, lát còn lại là marshmallow, kẹp vào và thưởng
thức. Công thức tuy đơn giản nhưng đem lại kết quả tuyệt vời: những phần bánh
fluffernutter ngọt ngào, béo ngậy, thơm ngon và dồi dào năng lượng.
Trong văn hóa ẩm thực
Mỹ, sự kết hợp giữa marshmallow và bơ đậu phộng là một công thức cực kì cơ bản,
và Fluffernutter không chỉ là tên riêng của một loại bánh, nó còn dùng để chỉ
tất cả những món ăn có sự góp mặt chính của hai nguyên liệu này
Kaya Toast (Singapore)
Là một đặc sản không thể không nếm khi tới Singapore - bánh kẹp Kaya mang trong mình những nét đặc trưng nhất của ẩm thực Đảo quốc Sư tử. Là một quốc gia mở cửa với đa dạng nền văn hóa cùng tồn tại, không ngạc nhiên khi bánh mì Kaya của Singapore lại có sự pha trộn giữa ẩm thực Á-Âu tài tình đến thế.
Là một đặc sản không thể không nếm khi tới Singapore - bánh kẹp Kaya mang trong mình những nét đặc trưng nhất của ẩm thực Đảo quốc Sư tử. Là một quốc gia mở cửa với đa dạng nền văn hóa cùng tồn tại, không ngạc nhiên khi bánh mì Kaya của Singapore lại có sự pha trộn giữa ẩm thực Á-Âu tài tình đến thế.
Phần vỏ bánh Kaya
tương tự như sandwich phương Tây, nhưng thơm mùi sữa dừa, cùng nhân bánh béo
ngậy mùi dứa đậm chất Châu Á, đi cùng trứng lòng đào sóng sánh, dùng kèm cafe
hay trà nóng luôn là lựa chọn được yêu thích nhất tại Singapore cho bữa sáng.
Yakisoba-pan (Nhật)
Một công thức lạ lùng đến từ đất nước mặt trời mọc: bánh kẹp mì soba! Trong tiếng Nhật, "yaki soba" có nghĩa là mì soba xào và "pan" để chỉ chung bánh kẹp. Đơn giản chỉ là mì soba được kẹp vào giữa bánh mì mềm, tẩm ướp chút gia vị, rau thơm, dưa muối, cùng sốt mayo.
Một công thức lạ lùng đến từ đất nước mặt trời mọc: bánh kẹp mì soba! Trong tiếng Nhật, "yaki soba" có nghĩa là mì soba xào và "pan" để chỉ chung bánh kẹp. Đơn giản chỉ là mì soba được kẹp vào giữa bánh mì mềm, tẩm ướp chút gia vị, rau thơm, dưa muối, cùng sốt mayo.
Rou jia mo (Trung Quốc)
Bắt nguồn từ vùng Thiểm Tây, Rou ji mo mau chóng lan rộng khắp Trung Quốc và trở thành món ăn đường phố đặc trưng của đất nước này. Nét đặc sắc của Rou ji mo nằm ở phần nhân là thịt lợn nạc được tẩm ướp với gần chục loại gia vị, hầm rất lâu cho ra mùi vị đậm đà, đa sắc, đúng chất ẩm thực Trung Quốc.
Bắt nguồn từ vùng Thiểm Tây, Rou ji mo mau chóng lan rộng khắp Trung Quốc và trở thành món ăn đường phố đặc trưng của đất nước này. Nét đặc sắc của Rou ji mo nằm ở phần nhân là thịt lợn nạc được tẩm ướp với gần chục loại gia vị, hầm rất lâu cho ra mùi vị đậm đà, đa sắc, đúng chất ẩm thực Trung Quốc.
"Mo" trong
Rou ji mo là loại bánh dẹt làm từ bột gạo được nướng trên những chiếc chảo lớn.
Toàn bộ chiếc bánh kẹp thịt hầm này của Trung Quốc đều đại diện cho bản sắc đặc
trưng của ẩm thực nước nhà, không có sự góp mặt của bất kì nguyên liệu phương
Tây nào.
Bánh mì kẹp thịt (Việt Nam)
Du nhập chiếc bánh Baguette từ thời Pháp thuộc, người Việt đã có cách biến hóa món bánh Tây này thành Bánh mì thịt đậm chất Việt Nam. Nét đặc sắc nhất trong bánh mì thịt ở Việt Nam có lẽ là sự kết hợp của những nguyên liệu vốn "rất Tây" như pate, thịt nguội với giò chả, thịt quay hoặc nem nướng, điểm thêm vào đó là hương thơm nồng của đồ chua và rau, ngò. Đây luôn được coi là món ăn không thể không thử khi ghé thăm những con phố sầm uất, những hàng quán vỉa hè ở Việt Nam.
Du nhập chiếc bánh Baguette từ thời Pháp thuộc, người Việt đã có cách biến hóa món bánh Tây này thành Bánh mì thịt đậm chất Việt Nam. Nét đặc sắc nhất trong bánh mì thịt ở Việt Nam có lẽ là sự kết hợp của những nguyên liệu vốn "rất Tây" như pate, thịt nguội với giò chả, thịt quay hoặc nem nướng, điểm thêm vào đó là hương thơm nồng của đồ chua và rau, ngò. Đây luôn được coi là món ăn không thể không thử khi ghé thăm những con phố sầm uất, những hàng quán vỉa hè ở Việt Nam.
Vốn chỉ là sự phối hợp, hòa trộn những nguyên liệu có sẵn để
tạo thành món ăn "cứu đói", nhưng sandwich hay bánh mì kẹp đã thực sự
trở thành một biểu tượng của văn hóa ẩm thực. Một cách rất vô tình, những chiếc
bánh kẹp không chỉ chứa đựng trong nó thịt thà, rau củ, mà còn là những câu
chuyện, những thói quen, những nét đặc sắc trong đời sống nói chung và nếp ăn,
nếp uống nói riêng của mỗi đất nước.
Categories: am-thuc